Chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của Grand Palace
Ngày nay khi nhắc tới Chùa Vàng ở Thái Lan là người ta nhắc ngay tới quần thể kiến trúc nằm trong khu Cung điện hoàng gia – Đại hoàng cung Grand Palace. Đại Hoàng cung được vua Rama I xây vào năm 1772, sau khi dời kinh đô từ Thonbari ở bên bờ tây sông Chao Phraya sang bờ đông. Hoàng Cung Thái Lan là một quần thể kiến trúc cổ, với qui mô lớn trong trung tâm thành phố Băng Cốc.
Nơi đây có một điểm đặc biệt nổi trội, không dễ phai mờ trong tâm trí khách viếng thăm, đó là những tháp vàng, chùa vàng. Bất cứ lúc nào, và nhất là buổi chiều tà, Hoàng Cung vàng rực, toả sáng lấp lánh một vùng đất, vùng trời thành phố. Không phải sự phản chiếu của nắng gió mà là sự phát sáng của những lá vàng 24 cara dát trên các tháp chùa.
Grand Palace Grand Palace Thái Lan là một Vương Cung trong nhiều Vương Cung của Thái Lan, được bảo tồn qua các triều đại, hoàn mỹ nhất, qui mô lớn nhất, và được khen là “Nghệ thuật đại toàn của Thái Lan”. Trong Grand Palace Thái Lan có bốn tòa kiến trúc vô cùng hùng vĩ, đó là Tiết Cơ Cung (Hakri Maha Prasad), Luật Thật Cung (Dusit Maha Prasad), A Mã Lâm Cung (Amarin Winitchai Hall) và chùa Ngọc Phật (Wat Phra Kaeo).
Chùa Ngọc Phật trong nội cung có thờ tượng Ngọc Phật – Quốc bảo đệ nhất của Thái Lan, mỗi năm đều thu hút tín đồ Phật giáo và khách du lịch trên thế giới đến tham quan. Pho tượng phật được tạc từ một khối ngọc bích nguyên chất, Tượng có kích thước 48cm x 46cm, đặt trên bệ cao 2m. Người ta tin rằng tượng này được đặt ở đâu thì ở đó nhiều may mắn, mọi sự phát đạt. Tượng được đặt trong Hoàng Cung thì Hoàng gia may mắn, đất nước phồn vinh, hưng thịnh.
Cung điện, giống như phần còn lại của đảo Ratanakosin, giống với cung điện của Ayutthaya, cố đô huy hoàng của Siam nơi bị Miến Điện đột kích. Ở vòng ngoài cung điện, gần lối vào, từng được sử dụng như văn phòng cơ quan chính phủ nơi nhà vua trực tiếp tham gia như chính quyền nhân dân, quân đội và ngân khố. Đền phật ngọc tọa lạc ở một góc của vòng ngoài. Nội Cung là nơi nhà vua và các cơ quan quản lí kinh tế nhà nước. Chỉ có 2 phòng có ngai vàng được mở để tham quan nhưng đủ để bạn cảm nhận được sự tinh tế của từng viết ngọc đính trên bề mặt của các kiến trúc hết sức ấn tượng.
Thâm Cung là nơi phu nhân của hoàng thất cùng con gái sinh sống. Thâm Cung giống như một thành phố nhỏ với cư dân là phụ nữ và bé trái dưới tuổi dậy thì. Mặc dù không còn sử dụng cho mục đích hoàng gia nữa nhưng nơi đây vẫn đóng cửa với công chúng. Tuy có nhiều nét tương đồng giữa Hoàng Cung và Wat Phra Kaew, cả hai vẫn có nét tương phản như chùa Phật Ngọc theo kiến trúc Thái, trong khi Hoàng Cung có pha trộn nét phương Tây (trừ mái nhà).
Ngày nay, khu vực bên trong được sử dụng để tổ chức các sự kiện quan trọng như lễ đăng cơ. Nơi đây còn có ngai vàng cổ theo phong cách truyền thống trước khi phong cách phương Tây được áp dụng. Du khách được cho phép vào sảnh tiếp khách rộng theo phong cách châu Âu, đại sảnh hoàng cung (Hoàng Cung Thái Lan Hall – Chakri Maha Prasat). Ở đó còn có Dusit Hall, được xem là công trình có kiến trúc đẹp nhất theo phong cách châu Âu, và một bảo tàng nơi trưng bày thông tin về các lần trùng tung hoàng cung, những mẫu vật và hình ảnh của Phật.
Nơi đây có quy định rất nghiêm vì Grand Palace Thái Lan * và đền Phật Ngọc là nơi tôn nghiêm nhất tại Thái Lan. Du khách phải ăn mặc đúng mực trước khi được cho phép bước vào đền. Nam giới phải mặc quần dài áo áo tay dài (không được mặc áo ba lỗ). Nếu đi sandal hoặc dép lào, bạn phải mang vớ (nói cách khác là không được đi chân trần). Nữ giới phải ăn mặc kín đáo. Không được mặc đồ mỏng (nhìn thấy bên trong), vai trần… Nếu bạn ăn mặc chưa phù hợp, có một buồng gần lối vào cung cấp đồ che tạm để phù hợp hơn (có yêu cầu đặt cọc).
Wat Phra Kaew hay còn gọi à đền Phật Ngọc (tên chính thức là Wat Phra Sri Rattana Satsadaram) được xem là ngôi đền Phật giáo quan trọng nhất Thái Lan. Tọa lạc tại trung tâm lịch sử Bangkok, bên trong khu vực Hoàng Cung, nơi đây lưu giữ Phra Kaew Morakot (tượng Phật Ngọc), hình ảnh vị phật mọi người tôn sùng được chạm khắc tỉ mỉ trên một ngọc nguyên khối. Phra Putta Maha Mani Ratana Patimakorn là một tượng phật ngọc khác trong tư thế thiền định theo trường phái Lanna của phương Bắc, có niên đại từ thế kỉ 15 sau công nguyên.
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Cánh Diều
Trang chủ: http://kitetravel.vn/
VPDD: Số 31, Ngõ 159, Pháo Đài Láng, TP Hà Nội
01668712937- (đi Nước ngoài)
01689998081- (đi Trong nước)
01684036470- (đi Thái Lan – liên hệ qua viber hoặc zalo)
Hoặc gửi email về địa chỉ [email protected]
http://nhatrangkitetravel.com/du-lich-thai-lan/chiem-nguong-ve-dep-long-lay-cua-dai-hoang-cung
Leave a Reply